Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Tin tức về ngân hàng habubank - Tin BĐS


Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank sẽ không còn nợ xấu.  hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại ngân hàng Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sát nhập.
Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo ngân hàng Habubank kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...
Trên cơ sở đánh giá hoạt động 6 tháng đầu năm 2012 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhong Bank), Ngân hàng Nhà nước đã có công văn số 4879/NHNN-CSTT ngày 6/8/2012 chấp thuận đề nghị điều chỉnh tốc độ tăng tín dụng của TienPhong Bank.
Theo đó, dư nợ tín dụng (bao gồm cả số dư trái phiếu doanh nghiệp) đến hết ngày 31/12/2012 của TienPhong Bank sẽ được tăng tối đa 27% so với thời điểm cuối năm 2011.
Quý I/2012, tăng trưởng tín dụng của TienPhong Bank tăng chậm do ngân hàng tập trung nỗ lực tái cơ cấu. Tuy nhiên Quý II/2012, dư nợ cho vay của TienPhong Bank đã tăng 6,8% so với quý trước. Sáu tháng cuối năm, TienPhong Bank sẽ đẩy mạnh hoạt động cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn dễ dàng nhất.
Hiện TienPhong Bank đang triển khai gói tín dụng mang tên “90 ngày vàng dành cho khách hàng doanh nghiệp” với mức lãi suất ưu đãi dao động từ 12,5% - 14%. Tổng giá trị gói tín dụng là 3000 tỷ đồng. Các điều kiện cho vay được mở rộng và quy định rõ ràng.
Từ 15/8/2012 TienPhong Bank sẽ dành thêm 1000 tỷ đồng cấp tín dụng cho khách hàng khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong chương trình mang tên “Hỗ trợ tín dụng trọn gói cho cá nhân, hộ gia đình sản xuất lúa”. Khách hàng được tài trợ chi phí lưu động để sản xuất lúa (mua phân bón, thuốc trừ sâu, thuê nhân công,...), chi phí sinh hoạt trong thời gian sản xuất lúa, chi phí mua đất nông nghiệp và đầu tư máy móc, thiết bị. Chi nhánh An Giang và Cần Thơ của TienPhong Bank sẽ là đầu mối giải ngân gói tín dụng này.
TienPhong Bank cũng đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân, khách hàng vay tín chấp thấu chi được giảm tối đa 2% lãi suất so với mức thông thường.

 

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Eximbank nhận giải "Ngân hàng Nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2012"

Ngày 01/8/2012, tại TP.Hồ Chí Minh, Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) được tạp chí Asia Money trao giải thưởng "Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2012", khẳng định vị thế của Eximbank trên thị trường tài chính Việt Nam cũng như thị trường tài chính khu vực Châu Á.


                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 

Theo đại diện của tạp chí AsiaMoney “Trong năm vừa qua, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank đã chiếm lĩnh bảng xếp hạng các ngân hàng hoạt động tốt nhất trong nước. Eximbank đã kiên định hoạt động tốt ngay trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Do vậy, Eximbank được xem là một trong các ngân hàng đáng tin cậy nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam” Giải thưởng Ngân hàng Nội địa tốt nhất được tạp chí AsianMoney bắt đầu thực hiện từ năm 1990 và được công bố hàng năm vào tháng 6.
Giải thưởng này dựa trên nghiên cứu chuyên sâu với các chuyên gia thị trường như các nhà phân tích, các nhà quản lý quỹ dựa theo các tiêu chí như: Tiêu chí để bình chọn dựa trên tốc độ tăng trưởng, các sáng kiến kinh doanh mới, tỷ lệ sinh lợi cũng như việc phát triển mạng lưới giao dịch. Mục đích chính của việc bình chọn “ngân hàng Nội địa tốt nhất” tại từng quốc gia là nhằm công nhận thành tích của các ngân hàng hàng đầu tại các quốc gia Châu Á để khách hàng biết được Ngân hàng nào cung cấp dịch vụ tốt nhất.
Trong nhiều năm qua, Giải Thưởng Ngân Hàng Tốt Nhất của AsiaMoney đã được công nhận như là một trong các giải thưởng ngành ngân hàng mang tính tham chiếu của khu vực và được các doanh nghiệp và các nhà phê bình xem như là một nhân tố xác định quan trọng xem ai thật sự là các ngân hàng hàng đầu của Châu Á.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Vốn ngân hàng vẫn tăng trưởng âm

Số liệu của Bộ KH&ĐT cho biết, vốn ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế đã tăng trưởng trở lại, đạt 0,93% đến cuối tháng 7, nhưng nếu chỉ tính riêng tăng trưởng bằng tiền mặt, tín dụng vẫn âm 0,03%. 
 

                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>

Báo cáo của Chính phủ tại phiên họp báo thường kỳ tháng 7 cho hay, tổng dư nợ tín dụng vẫn còn thấp, trong đó dư nợ tín dụng với VNĐ chỉ tăng 0,93%. Tình trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại chưa được giải quyết triệt để và số dư nợ xấu có xu hướng tăng theo thời gian.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đến ngày 20/7 giảm 0,03% so với cuối năm 2011. Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, tăng trưởng tín dụng bằng VNĐ ước tăng 0,93%, tín dụng ngoại tệ ước giảm 3,51%.
Trong khi đó, có mặt tại cuộc họp báo chiều ngày 31/7, đại diện của Ngân hàng Nhà nước thông tin, tính đến ngày 25/7, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 0,57% so với cuối năm 2011. Như vậy, dù mốc thời điểm xác định cách nhau 5 ngày nhưng 3 cơ quan đã đưa ra những số liệu rất khác nhau về tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Giải thích về sự khác nhau giữa 2 con số này, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết tăng 0,93% là tính cả những khoản cấp vốn mua giấy tờ có giá như trái phiếu doanh nghiệp.
Ông Vũ Đức Đam nhìn nhận: "Tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế vẫn gần như bằng 0%. Ngân hàng Nhà nước cần quyết tâm hơn nữa".
Kết thúc 6 tháng đầu năm nay, nhiều ngân hàng - đặc biệt là các ngân hàng lớn - có tốc độ tăng trưởng tín dụng lẹt đẹt, thậm chí âm. Vietcombank chỉ tăng trưởng 2,96%, tín dụng tại Vietinbank lại giảm 3,1% so với đầu năm. Ngân hàng Á Châu (ACB) và Eximbank cũng chỉ tăng trưởng tín dụng chưa đến 1% sau 6 tháng. Trong khi đó, hạn mức tăng trưởng của các ngân hàng này đều ở mức cao nhất - 17%. Mặc dù vậy, đầu năm nay đã có một cuộc chạy đua giữa nhiều nhà băng để được Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao.
Gần đây, cho vay tiêu dùng tại Vietinbank đã tăng trưởng tích cực hơn nhưng ngân hàng này thừa nhận nguồn để hấp thụ tín dụng lớn nhất chính là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo Vietinbank cho biết nguyên nhân tín dụng tăng trưởng âm là do không có người vay. Theo lý giải của vị này, tín dụng sản xuất tăng thấp vì doanh nghiệp nợ xấu quá nhiều, không còn đủ điều kiện vay.
Trong khi đó, một vị phó Tổng giám đốc ACB cho biết không mấy bất ngờ với kết quả tăng trưởng tín dụng ì ạch của 6 tháng. Đại diện ACB thông tin, sắp tới ACB sẽ họp bàn để tìm ra kế sách nâng tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm lên cao.