Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Nghịch lý thị trường liên ngân hàng

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thời gian gần đây đang thấp một cách bất thường. Nguyên nhân là gì? 

Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                         <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
Theo tìm hiểu của ĐTCK, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng giao dịch ngày 17/4 dao động trong mức 5,5 - 6,5%/năm; một tuần từ -7,5%/năm; hai tuần từ 7,5 - 8%/năm và một tháng từ 10,5 -11%/năm. Đâu là bản chất của nghịch lý đang tồn tại, đó là lãi suất cho vay DN vẫn cao, còn lãi suất liên ngân hàng lại siêu thấp?
Trên thực tế, trước đó, lãi suất liên ngân hàng cũng đã khá thấp. Cụ thể, trong tuần từ 2/4 đến 6/4, trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ trần lãi suất huy động xuống 12%/năm, lãi suất liên ngân hàng theo công bố của NHNN thấp hơn so với các loại lãi suất khác trên thị trường tiền tệ và tiếp tục có xu hướng giảm. Lãi suất VND qua đêm bình quân là 10,34%/năm; 1 tuần là 8,90%/năm; 2 tuần là 9,17%/năm và 1 tháng là 11,98%/năm. Các mức lãi suất này giảm từ 0,1 - 1,5% so với tuần trước đó.
Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại nhận định, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng hiện nay không phản ánh đúng thực chất của thị trường, bởi các ngân hàng lớn hiện thừa thanh khoản nhưng chỉ đầu tư vào tín phiếu kho bạc nhà nước, cho vay lẫn nhau hoặc thậm chí không cho vay liên ngân hàng. Còn những ngân hàng nhỏ hầu như không “chen” được vào thị trường này mà nếu có thì buộc phải có tài sản bảo đảm khi giao dịch.
“Nhưng không phải ngân hàng nhỏ nào cũng có tài sản thế chấp để vay liên ngân hàng”, vị tổng giám đốc trên nói.
Theo ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc phụ trách Khối nguồn vốn của Ngân hàng Quốc tế (VIB), có hai yếu tố khiến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thấp.
Thứ nhất, thị trường này hiện đang “dồn” ở những ngân hàng thuộc G14 và ngân hàng nước ngoài. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu do yếu tố lịch sử: từ quý IV/2011, số lượng ngân hàng nhỏ, thanh khoản kém, gặp khó khăn trong trả nợ xuất hiện nhiều. Rõ ràng, một bộ phận thành viên chưa thể gia nhập lại vào thị trường cũng khiến thị trường vận động chưa thực sự hoàn hảo.
Thứ hai và cũng là lý do chính yếu nhất là các ngân hàng thương mại bị hạn chế tăng trưởng tín dụng do số khách hàng đáp ứng được điều kiện vay vốn giảm. Do vậy, khi lượng tiền huy động được từ dân cư vẫn tăng nhẹ, thì các ngân hàng thuộc nhóm G14 sẽ dư thừa tương đối nguồn tiền gửi. Cung cao thì giá hạ, đó là quy luật.
Một lãnh đạo cao cấp của Vietinbank nêu quan điểm, thực tế, các thành viên trong hệ thống ngân hàng vẫn tham gia đầy đủ trên thị trường liên ngân hàng nhưng mức độ khác nhau. Lãi suất thấp thể hiện thanh khoản tốt trên thị trường, trong khi đó, cho vay không được như mong muốn. Do vậy, các ngân hàng đang phải cân đối lại các phương án hoạt động, điều chỉnh cả đầu vào và đầu ra. Nhưng dù sao, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có thấp cũng chỉ thấp trong ngắn hạn và chắc chắn sẽ phải tự điều chỉnh về đúng quy luật là cao hơn lãi suất huy động từ dân cư.
Ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc OCB cho rằng, lãi suất liên ngân hàng thấp thể hiện sự cung ứng vốn của NHNN thông qua các ngân hàng lớn sẽ định hình lãi suất trên thị trường, đây là sự điều tiết của NHNN và cũng là biểu hiện dư tiền trong hệ thống. Hiện OCB vẫn tham gia trên thị trường liên ngân hàng bình thường. Còn chuyện có ngân hàng không giao dịch được thì cần xem xét cụ thể hơn bởi thị trường này không chỉ dành cho những ông lớn. Ngân hàng nào chào giá rẻ thì dễ bán hơn. 

 

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Ngân hàng ồ ạt vay vốn ngoại

Nhiều ngân hàng lớn trong nước đã và đang có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế trong năm 2012. 

Trong tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên 2012 mới được công bố ngày 15.5, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) cho biết sẽ trình phương án phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế, kỳ hạn 5 năm, không chuyển đổi và không có tài sản đảm bảo.
Huy động ngoại tệ trong nước chậm

Sacombank dự kiến sẽ phát hành trái phiếu quốc tế vào quý II hoặc quý III năm 2012 với lãi suất cố định theo lãi suất thị trường tại thời điểm phát hành và niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Singapore. Như vậy, nếu được Chính phủ cấp phép, Sacombank sẽ trở thành ngân hàng thứ 4của Việt Nam có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế trong năm 2012.

Trước đó, Vietcombank cũng có kế hoạch phát hànhmột tỷ USD trái phiếu quốc tế với kỳ hạn 10 năm; ACB cũng có kế hoạch phát hành 100 triệu USD trái phiếu quốc tế. Riêng Vietinbank với kế hoạch phát hànhhai tỷ USD trong năm nay và ngay ngày đầu tháng 5/2012 trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế kỳ hạn 5 năm.
Điều gì thúc đẩy các ngân hàng trong nước lên kế hoạch vay vốn ngoại? Theo Sacombank, ngân hàng này có kế hoạch huy động vốn trên thị trường quốc tế do huy động vốn năm 2011 gặp khó khăn. Cuối năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của Sacombank đạt 123.315 tỷ đồng, bằng 88% kế hoạch và giảm 2% so với đầu năm.

Diễn biến của thị trường và chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN năm 2011 ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, nhất là yếu tố vàng và USD giảm khiến tổng huy động của Sacombank tăng chậm so với các năm trước, trong khi kế hoạch năm 2012 Sacombank sẽ tăng khoảng 16% vốn huy động so với cuối năm trước, đạt khoảng 143.500 tỷ đồng. Còn, Vietcombank thì cho biết tỷ lệ tín dụng ngoại tệ trên huy động vốn năm 2011 khoảng 83,77% nhưng việc huy động vốn ngoại tệ giảm do quy định trần lãi suất.

“Huy động vốn ngoại tệ chiếm 30% tổng huy động nhưng tín dụng ngoại tệ chiếm khoảng 32,43% tổng dư nợ tín dụng. Ngân hàng cần vốn ngoại tệ dài hạn, ổn định nên phải phát hành trái phiếu quốc tế”, lãnh đạo Vietcombank cho biết.

Không tốt cho nền kinh tế?

Nhìn từ góc độ niềm tin vào các định chế tài chính, TS Lê Thẩm Dương, ĐH Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc các ngân hàng lớn của Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế thành công và đang dự kiến sẽ “vay” thêm trong năm 2012, cho thấy một phần nguồn lực, chỉ số niềm tin... vào các ngân hàng Việt. Tuy nhiên, việc các ngân hàng đổ xô vay vốn từ nước ngoài chưa hẳn đã tốt cho nền kinh tế.

Còn TS Lê Đạt Chí, ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, lãi suất phát hành trái phiếu quốc tế ở mức 7 - 8%/năm không phải là thấp, vì hiện tại trần lãi suất huy động ngoại tệ chỉ ở mức 2%/năm và cho vay ngoại tệ ở trong nước chỉ có 6 - 7%/năm. Nếu dùng số vốn thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế này mà chuyển sang tiền đồng, cho vay trong nền kinh tế, với lãi suất trên 13%/năm thì trung, dài hạn lãi suất khó giảm.

Nếu cho vay rẻ hơn thì chính các ngân hàng không thu được lợi nhuận từ việc phát hành trái phiếu này, sẽ tạo nên gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của nền kinh tế. Mặt khác, việc vay ngoại tệ từ nước ngoài quá nhiều cùng với việc nhập siêu sẽ gây sức ép cho tỉ giá USD/VND và gây áp lực lên dự trữ ngoại tệ của quốc gia. 

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Khách hàng tin tưởng vào các ngân hàng hợp nhất

Sau khi thông tin hợp nhất 3 ngân hàng Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa và SCB được chính thức thông báo, đa số khách hàng gửi tiền đều cho thấy họ vẫn giữ vững niềm tin vào các ngân hàng hợp nhất này. 

Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã công bố chính thức về việc đồng thuận hợp nhất tự nguyện để hình thành ngân hàng mới có quy mô lớn, mạnh về vốn và tổng tài sản.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Trần Minh Tuấn nhấn mạnh: “Sự kiện hợp nhất 3 ngân hàng lần đầu tiên tại Việt Nam hy vọng sẽ đạt được những kết quả tốt và đảm bảo hoạt động bình thường của cả hệ thống cũng như đối với từng ngân hàng. Đặc biệt, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền tại các ngân hàng này sẽ luôn luôn được đảm bảo”.
Đại điện cho 3 ngân hàng, bà Nguyễn Thị Thu Sương, Chủ tịch HĐQT Ficombank, cho biết: “Ngân hàng hình thành sau khi hợp nhất sẽ trở thành một trong những NHTM cổ phần có quy mô vốn lớn nhất Việt Nam. Vốn điều lệ dự kiến đạt hơn 10.000 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 150.000 tỷ đồng.
Ngân hàng mới sẽ hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trong môi trường kinh tế trong nước và quốc tế. Đặc biệt, ngân hàng sẽ hỗ trợ khách hàng tiếp cận sâu, rộng mọi loại hình dịch vụ; đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; đa dạng về quy mô, sở hữu cổ đông... từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, phát triển bền vững và góp phần vào sự ổn định chung trong hoạt động tài chính của toàn hệ thống”.
Sau khi thông tin hợp nhất 3 ngân hàng Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa và SCB được chính thức thông báo, theo ghi nhận hầu hết khách hàng gửi tiền tại 3 ngân hàng này đều kỳ vọng vào một ngân hàng mới sau hợp nhất sẽ vững mạnh, dịch vụ hoàn thiện và đa dạng hơn. Theo đó, đa số khách hàng đều cho thấy họ vẫn giữ vững niềm tin vào các ngân hàng hợp nhất này.
Là một khách hàng tại TinNghiaBank, anh Nhật Thanh, ngụ ở đường Nguyễn Thiện Thuật, quận 3, TPHCM, cho biết đã nghe thông tin về việc hợp nhất 3 ngân hàng và cũng được biết Chính phủ cam kết để ngân hàng BIDV hỗ trợ vốn, nhân sự chủ chốt cho ngân hàng mới sau hợp nhất nên anh hoàn toàn tin vào khả năng thanh khoản của ngân hàng mới này.
“Tôi tin tưởng vào chiến lược phát triển mới của TinNghiaBank. Tôi nghĩ rằng sự cạnh tranh sẽ giúp khách hàng nhận được sự phục vụ chu đáo hơn và nhiều ưu đãi hơn tại ngân hàng mới” - anh Thanh nói.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Ngân Hàng Habubank Tăng Trưởng Mạnh Sau Khi Sáp Nhập

Ngân Hàng Habubank


Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank sẽ không còn nợ xấu.  hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại ngân hàng Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sát nhập.
ngân hàng habubank

Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo ngân hàng Habubank kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...

Báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây nhấn mạnh: "Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại". Vậy công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng như thế nào? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
ngan hang habubank

Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro. Vậy công tác quản trị rủi ro (QTRR) đóng vai trò như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, thưa bà?
Ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng Habubank nói riêng đang trong giai đoạn phát triển và cạnh tranh khốc liệt, cùng với sự hiện diện ngày càng nhiều của các định chế tài chính quốc tế lớn với công nghệ và năng lực quản trị tiên tiến, hiện đại. Để có thể tồn tại và cạnh tranh được ngay trên thị trường nội địa, các NHTM trong nước đã không ngừng gia tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cải tiến công nghệ kỹ thuật. Đồng thời, nâng cao năng lực quản trị điều hành, trong đó năng lực quản trị rủi ro được xem là một yếu tố quan trọng trong những năm gần đây.
QTRR ở đây là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Từ đó có sự chuẩn bị sẵn sàng các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất. Sự tăng trưởng mạnh về quy mô của các ngân hàng trong những năm qua dễ phát sinh rủi ro tiềm ẩn nếu việc phát triển về quy mô vốn và mạng lưới không đi liền với sự tăng trưởng về công nghệ và quản trị điều hành. Cùng với những diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ và quy định khắt khe của cơ quan quản lý về các tỷ lệ đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả đối với hệ thống các ngân hàng, công tác QTRR đóng vai trò then chốt nhằm đảm bảo sự an toàn, ổn định và hiệu quả cho mỗi ngân hàng.